Những câu hỏi liên quan
chuanchuan222
Xem chi tiết
Trường Phan
17 tháng 12 2021 lúc 18:42

Bạn tham khảo nha!!

a/ Tác giả

- Thạch Lam (1910 - 1942)

- Sinh tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Lân

- Ông có sở trường về truyện ngắn và thành công trong tùy bút

- Văn của Thạch Lam nhẹ nhàng tinh tế, giàu chất thơ, nhân ái.

b/ Tác phẩm

- Xuất xứ: "Một thứ quà của lúa non: Cốm" in trong tập tùy bút “Hà Nội Băm sáu phố phường” (1943)

- Thể loại: Tùy bút

+ Khái niệm: Là thể văn, ghi chép về những hình ảnh và sự việc có thực mà nhà văn quan sát được từ đó bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.

- Đặc điểm

+ Tuỳ bút thường thiên về biểu cảm, nên gần với thơ.

+ Bên cạnh đó nó còn có yếu tố nghị luận, suy tư, triết lí.

+ Mặc dù tùy bút không có cốt truyện nhưng đều có cảm hứng chủ đạo.

- Phương thức biểu đạt: Kết hợp nhiều phương thức miêu tả, biểu cảm, bình luận trên nền biểu cảm.

- Bố cục: chia làm 3 phần

+ Phần 1. Từ đầu đến.... “thuyền rồng”: Nguồn gốc của cốm.

+ Phần 2. Tiếp đến.... “nhũn nhặn”: Giá trị của cốm.

+ Phần 3. Phần còn lại: Sự thưởng thức cốm.

Phân tích đoạn trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm”

Bài viết Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam – được rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và. phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày bình dị nhưng lại đậm đà hương vị, thể hiện bản sắc văn hoá lâu đời của đất kinh kỳ. Trong tác phẩm này, bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, Thạch Lam đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị và đặc sắc: Cốm.

Nhắc đến mùa thu Hà Nội là người ta nhớ ngay đến những cơn gió heo may se sắt đến nao lòng, đến những chùm hoa sấu li ti rụng kín bên đường và đến một thứ quà kì diệu của lúa non – Cốm. Chính vì vậy. mà thật tự nhiên, Thạch Lam đã đã gửi gió thu mang hương vị của Cốm đến với người đọc, đó là cái mùi thơm mát của bông lúa non quyện trong hương lá sen thanh khiết. Cả đoạn văn mở đầu như những câu thơ phảng phất hương thơm và hài hoà màu sắc. Tác giả đã dành cho Cốm một loạt những tính từ rất đẹp: thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm…Nét bút của Thạch Lam đi từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ cánh đồng xanh ngát đến tận một hạt lúa non: Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dán dân đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. Và hạt lúa non ấy đã lột xác trở thành hình hài của hạt cốm nhờ bàn tay khéo léo của người làm Cốm. Quá trình làm nên hạt Cốm dẻo thơm không được Thạch Lam miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như Nguyễn Tuân hay Băng Sơn trong những bài viết khác về cốn. Chỉ bằng vài nét phác hoạ nhưng vô cùng tinh tế, người đọc có thể hình dung ra một quá trình làm nên thứ quà đặc biệt ấy: từ khi còn là một giọt sữa trắng thơm trong cái vỏ xanh của bông lúa non đến lúc vừa độ nhất để người gặt mang về, rồi trải qua một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khắt khe giữ gìn để có được thứ cốm dẻo thơm. Cốm gắn liền với cái tên làng Vòng bởi không đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội xưa (nay thuộc quận Cầu Giấy) ấy.

Nếu ai đã từng một lần đi qua làng Vòng vào lúc trời thu, nghe tiếng chày thậm thịch giã cốm đêm ngày, nhìn những bàn tay thoăn thoắt giần, sàng, mới thấy hết được cái thú của nghề làm cốm. Vẻ đẹp của Cốm còn được tôn lên nhờ vẻ đẹp của những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn gẽ, với dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. Trong cái bảng lảng của sương thu buổi sớm, mỗi người dân Hà Nội xưa lại ngóng trông những bà, những cô hàng cốm xuống tàu, theo lối quen, toả hương thu vào mọi nẻo (Băng Sơn). Sở dĩ chiếc đòn gánh của người bán cốm có hình thù đặc biệt hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng là bởi đó là cả gốc tre già được đánh lên, chẻ đôi, dùng từ đời này qua đời khác. Cái dáng cong cong mềm mại của đòn gánh ấy được Băng Sơn từng ví như cái câu liêm, câu bầu trời xuống ủ cho mềm cốm.Giá trị của Cốm có lẽ không phải ở phương diện vật chất mà ở giá trị tinh thần, giá trị văn hoá của nó. Cốm là quà tặng của đồng quê, là đặc sản của dân tộc, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Cốm dùng để làm quà biếu Tết. Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp của con người: màu xanh tươi của Cốm như màu ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được bền lâu… Thạch Lam tiếc nuối cho những tục lệ đẹp ấy mất dần, tiếc nuối cho những con người không đủ tinh tế để thưởng thức cái vẻ cao quý, kín đáo và nhũn nhặn của Cốm. Nhưng may thay, mùa thu vẫn xanh cùng đất nước, cốm lại được sinh thành, hồi xuân, lại tái hồi cho lòng người nguôi ngoai thương nhớ (Băng Sơn).

Cốm sang trọng là thế, tao nhã là thế. Làm ra cốm là một nghệ thuật, nhưng thưởng thức cốm cũng cần có nghệ thuật. Ăn cốm cũng không thể ăn nhiều, cô hàng cốm cũng không gánh lặc lè như cô hàng gạo, hàng rau và cốm cũng không thể sản xuất nhiều như những sản phẩm khác làm từ gạo nếp. Cốm không phải thức quà của người vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ… bởi trong cảm nhận của người nghệ sĩ, ăn cốm là ăn hương, ăn hoa, ăn để mình cùng biến hình vào trời thu, hồn mình lãng du cùng non nước, ăn cốm là ăn mùa thu vào lòng, vào tâm khảm.

Là người sành Cốm, Thạch Lam đã thưởng thức Cốm bằng ấn tượng của nhiều giác quan (bằng khứu giác: mùi thơm phức của lúa non, bằng thị giác: màu xanh của Cốm, bằng xúc giác: tươi mát của lá non, bằng vị giác: chất ngọt của Cốm và cả bằng sự suy tưởng đến cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc…). Nếu Thạch Lam dành trọn tâm hồn để thưởng Cốm thì Băng Sơn, trong khi say Cốm lại mơ về người làm cốm: Dúm một dúm, đặt vào lòng bàn tay, ngửa cổ thả nó vào đầu lưỡi, nó sẽ tan, sẽ ngấm, sẽ thì thầm thứ vị ngọt của đất trời non nước, cả đầm sen ngan ngát, cả sóng lúa rì rào, cả màu mây lãng đãng…và mơ màng nhớ đến một suối tóc dài thơm hương bồ kết của ai đó ngồi giã cốm trong đêm trăng…

Mảnh mai, dịu dàng là thế nên Cốm không thể chấp nhận bất cứ một cử chỉ sỗ sàng, thô bạo nào của người thưởng thức. Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Thạch Lam đã dành cho Cốm một sự nâng niu, trân trọng, ưu ái đặc biệt bởi với ông, Cốm không còn là một thức quà bình thường của cuộc sống mà Cốm đã kết tinh những tinh tú của thần, của đất, của trời và của những bàn tay khéo léo. Ông khuyên các bà mua hàng đừng bất công với tạo. hoá dù vô tình hay cố ý mà thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu và vuốt ve, phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng, nhẫn nại của thần Lúa.

Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam tựa như một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi, giàu hình ảnh, màu sắc và cảm xúc. Trong đó, tác giả đã khắc họa một cách toàn diện vẻ đẹp của một sản vật quý cần được giữ gìn của dân tộc. Bình dị mà thanh cao, Cốm là hạt lúa nếp.. nhưng đã thành tiếp khác. Nó là tinh hoa, là tài tình, cũng chẳng giống bánh chưng, bánh dây…nó là sáng tạo đa ngàn đời, từ nguyên thuỷ đến trường tồn dân tộc (Băng Sơn).

Chúc bạn học tốt!!

Bình luận (0)
Yến Hoàng
Xem chi tiết
Yến Hoàng
23 tháng 1 2021 lúc 12:39

ai giúp mik với 

mik sắp đi hok r

 

Bình luận (0)
Thanh Hoàng Thanh
23 tháng 1 2021 lúc 12:59

undefined

Bình luận (0)
Thanh Hoàng Thanh
23 tháng 1 2021 lúc 13:08

Câu 2. Thêr loại biểu cảm

Câu 4undefined

Bình luận (0)
Yến Hoàng
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
25 tháng 1 2021 lúc 22:40

Câu 1 :

* Ý nghĩa: Bài văn thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hoa và lối sống của người Hà Nôi.

* Cảm nhận về tâm hồn tác giả: Thạch Lam là một nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, ông yêu cái đẹp, và điều ông luôn hướng tới là cái đẹp.

Bình luận (0)
Chu Xuân Thạo
Xem chi tiết
Nguyễn minh thư
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
26 tháng 11 2016 lúc 20:01

Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.


 

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
27 tháng 11 2016 lúc 8:24

Để làm nên 1 bài văn hay nói về '' Cốm '' Thạch Lam đã sử dụng lời văn giàu hình ảnh , nhịp điệu từ ngữ chọn lọc tinh tế thấm đẫm cảm xúc .

Sự tinh tế thể hiện rõ :

-Qua việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi hạt lúa hình thành, mang chất quý trong sạch của trời.

-Qua việc tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa giữa hồng và cốm về màu sắc, hương bị.

-Qua cách tác giả phân tích về việc thưởng thức cốm

Bình luận (0)
roywang
27 tháng 11 2016 lúc 21:21

- sự trân trọng của tác giả với một thức quà( cốm )

- thể hiện qua lời khuyên, nhắn nhủ với mọi người hãy nhẹ nhàng nâng đỡ, chút chiu, vuốt ve món quà ( cốm ). sự tôn vinh, đánh giá về cốm- là lộc trời, là sự khéo léo của con người và là sự tiềm tàng, nhẫn nại của thần lúa.

=> điều đó thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm,văn hóa ẩm thực,đó còn là niềm tự hào của tác giả đối với quê hương, cới mảnh đất và con người hà nội

Bình luận (0)
Huy Trần
Xem chi tiết
hoàng nguyễn nhật quang
Xem chi tiết
Mai La
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
11 tháng 12 2016 lúc 10:56

Trong văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm, tác giả Thạch Lam sau khi nói về nguồn gốc hình thành thứ quà nổi tiếng từ lúa non: Cốm làng Vòng và những giá trị đặc sắc chứa trong hạt cốm, đã bàn luận cách thức thưởng thức món quà ấy.

Theo tác giả, cốm là thứ quà thanh nhã và tinh khiết chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa nên thưởng thức cốm cũng cần có một văn hóa riêng. Ăn cốm không thể ăn vội bởi cốm không phải là thứ quà của người ăn vội, cốmphải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Theo tác giả, ăn như vậy thì chúng ta mới thưởng thức được cái hương vị thơm ngon độc đáo của cốm. Đó là cái hương vị được tổng hợp từ thiên nhiên, trời đất, từ lúa mới, của các loài hoa cỏ dại, từ thảo mộc và của sen già: lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ. Trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Sự gắn liền giữa cốm và lá sen được tác giả gợi lên rất giàu hình ảnh và giàu tính nghệ thuật: chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Cốm chỉ thật sự ngon khi được ủ bằng lá sen và chính lá sen góp phần làm tăng hương vị cho cốm.

Đối với tác giả, ăn cốm chính là sự thưởng thức những hương vị tổng hợp trong món quà thần tiên, do vậy ăn cốm cũng là một nghệ thuật, nghệ thuật của ẩm thực. Tác giả đã gửi lời nhắn nhủ đến những người mua, bán, cũng như thưởng thức cốm. Đối với những người mua cốm, tác giả kêu gọi phải biết nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve và chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy. Tác giả còn cho rằng phải biết kính trọng cái lộc của trời, cái khéo léo của người, sự cố sức tiềm tàng và những nhẫn nại của thần Lúa. Câu cuối cùng trong văn bản, tác giả nâng giá trị của cốm lên tầm cao hơn. Nếu chúng ta biết thưởng thức cốmthì điều đó sẽ góp phần làm tăng thêm sự trang nhã cho bản thân, cốm có thể làm cho cái vui vui hơn và trong sáng hơn: Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

Như vậy, tác giả Thạch Lam không những giới thiệu một đặc sản của quê hương miền Bắc mà kèm theo đó là đặt ra một nét văn hóa trong thưởng thức đặc sản đó.

Bình luận (3)
Trần Ngọc Định
11 tháng 12 2016 lúc 10:57

Cốm- nhắc tới món ăn thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê như thế này chúng ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về. còn gì vui và hạnh phúc hơn khi được cầm trên tay những thứ quà quý giá ấy ngày còn nhỏ xíu, mỗi lần đi chợ, tôi thường bảo mẹ phải mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen. Lúc đo chưa biết được những ý nghĩa thực sự của những chiếc lá sen bọc bên ngoài những hạt cốm xanh mướt mà chỉ biết rằng nếu như cốm mà được đượm hương thơm của những lá sen thì không còn gì tuyệt với bằng Có lẽ vì cũng hiểu được điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường và nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích” một thứ quà của lúa non –cốm”.

“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. ” chỉ với một số những câu văn mở đầu mà chúng ta đã cảm nhận được cái nét thanh nhã của những hạt gạo, rồi qua biết bao những bàn tay làm ra, mới có thể thành những hạt cốm xanh mượt như ngày hôm nay. Những hạt cốm được tạo nên bởi những tinh hoa của đất, của trời. Tất cả nhưng điều đó càng làm cho những hạt cốm tuy nhỏ bé nhưng chúng lại mang trong mình rất nhiều giá trị mà chinh bản thân chúng ta cũng không thể ngờ tới. Những cơn gió mang theo những hương thơm nồng nàn với những nét thanh tao và dịu nhẹ của đất trời Hà Nội. Những cơn gió ấy mang theo những nét đặc trưng đượm mùi hương sen của Hà nội. Và nhắc tới món Cốm- một trong những đặc trưng văn hóa của Hà Nội thì tại nơi đây Cốm làng Vòng có thể coi là một trong những món ăn mang nhiều tinh hoa của văn hóa nghệ thuật nhất. Cốm làng Vòng không những mang tới cho những người đam mê ẩm thực bằng màu sắc tinh tế với những sắc xanh dịu nhẹ mà còn gây đam mê bởi mùi hương quyện cùng mùi lá sen. Chúng ta phải cảm nhận một cách cẩn thận mới thấy mùi hương ấy lan tỏa trong không gian, một mùi hương đặc trưng mà chúng ta chỉ cần được thưởng thức một lần là sẽ nhớ mãi không quên.

Để làm ra được những hạt cốm tinh tế, người làm cốm- cũng có thể được coi là những nghệ nhân làm cốm đa bỏ vào đó rất nhiều những công sức mà không phải ai cũng có thể làm ra được những hạt cốm. Cốm chia làm hai loại là cốm dẻo và cốm giòn. Mỗi loại cốm lại có những cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu như là người Hà Nội thì chúng ta sẽ biết ăn cốm là một nghệ thuật. nếu như chỉ ăn cốm một mình thì sẽ không thể cảm nhận được hết những hương vị nồng nàn lúa non của cốm. Nhưng chỉ cần kết hợp cốm với những loại quả như hồng chín hay những quả chuối ngự thì lập tức hương vị sẽ trở nên khác biệt. Những hương vị ấy không chỉ làm cho con người có được những sắc hương mà còn làm cho lòng người cảm thấy ấm áp- đó là những hương vị của quà quê. Cách ăn này không chỉ có ít người biết mà đó đã trở thành một thói quen của nhưng người hay ăn cốm. Có thể tưởng tượng ra cảnh mỗi buổi sớm đầy sương mai và gió lạnh, chúng ta lại được cầm trên tay những gói cốm vẫn còn ấm nóng, vừa mới được lấy ra rồi bọc vào trong những chiếc lá sen to bản, xanh thẫm. Mùa hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm lại hòa cùng với mùi của lá sen tại thành mùi thơm rất đặc biệt- mùi Cốm làng Vòng. Và người ta cùng không dùng thìa, dùng đũa để xúc cốm và phải dùng tay, bốc từng vốc nhỏ. Có như vậy thì hương vị có mới được tròn vẹn.

Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

Bình luận (0)
Minh Thư
11 tháng 12 2016 lúc 10:57

Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

 

Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Phạm Vũ Hà My
Xem chi tiết
Balyd____team: ƒさ→☪ℴ☪ℴท...
30 tháng 11 2021 lúc 20:22

uhh~ cái này bn tự nghĩ và làm theo cách riêng của mk chứ

Bình luận (0)